Quy hoạch 1/2.000 KĐT và du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ - Đá Bia, Đông Hòa

Ngày 31/07/2020, UBND tỉnh Phú Yên có quyết định số 1348/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 Khu đô thị và dịch vụ văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ - Đá Bia (TX Đông Hòa).

Quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch hơn 338ha, trong đó khu đô thị mới 46,8ha, khu dân cư hiện hữu chỉnh trang 10,9ha, khu du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng hơn 280ha; phía đông giáp quốc lộ 1 và núi Đèo Cả, phía tây giáp khu vực đồi núi và đường khu vực, phía nam giáp núi Đèo Cả, phía bắc giáp khu dân cư thôn Hảo Sơn Bắc, xã Hòa Xuân Nam.


Mục tiêu lập quy hoạch cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỉ lệ 1/10.000 Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khai thác những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, điểm di tích, quỹ đất phát triển nghỉ dưỡng và dịch vụ, du lịch. Phát triển mô hình khu nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp du lịch về văn hóa, hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái phát triển đồng bộ, hiện đại về cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường..., trong đó có sân golf 18 lỗ, cáp treo, tượng đài vua Lê Thánh Tông, đền Trình, đền Hạ, đền Thượng; biệt thự nghỉ dưỡng làng quê xưa, biệt thự nghỉ dưỡng thiền định, biệt thự nghỉ dưỡng nổi trên mặt nước, biệt thự nghỉ dưỡng làng Chăm - Phú Yên...

Mức độ xây dựng tối đa của khu đô thị là 60%, dân số dự kiến 11.000 người. Kinh phí lập quy hoạch hơn 4,7 tỉ đồng, do Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam tài trợ; thời gian lập quy hoạch không quá 9 tháng kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.


Ngày 08/06/2020, UBND tỉnh Phú Yên có quyết định số 767/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị và du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ - Đá Bia, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên

Phạm vi, ranh giới khu vực lập quy hoạch thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên có vị trí địa lý tại xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; Phía Đông giáp Quốc lộ 1 và núi Đèo Cả; Phía Tây giáp khu đồi núi và đường khu vực; Phía Nam giáp núi Đèo Cả; Phía Bắc giáp khu dân cư thôn Hảo Sơn Bắc.

Diện tích khu đất lập quy hoạch khoảng 338,64 ha, trong đó Khu đô thị mới 46,8 ha; Khu dân cư hiện hữu chỉnh trang 10,94 ha; Khu du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng 280,9 ha; Quy mô dân số dự kiến: Khoảng 11.000 người.

a) Khu đô thị mới và dân cư hiện hữu chỉnh trang:

- Khu dân cư hiện hữu nằm tại vị trí tiếp giáp đường QL.1 được chỉnh trang hạ tầng, cảnh quan cây xanh để nâng cao chất lượng đô thị, tạo nên một khu dân cư mang đậm bản sắc, đóng góp vào cảnh quan tổng thể dự án.


- Đất xây dựng đô thị mới được phân bố thành các nhóm ở và đơn vị ở. Mỗi nhóm ở có các chức năng ở khác nhau với hình thức kiến trúc nhẹ nhàng, sử dụng các loại vật liệu mới, kết hợp hài hoà với không gian cây xanh sân vườn tạo nên một khu đô thị hài hòa, sang trọng bên cạnh khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng. Khu vực cây xanh ngoài chức năng như là khu công viên, thể thao còn nghiên cứu hệ thống dải cây xanh đan xen, mềm mại, kết nối toàn bộ khu vực đô thị, có tác dụng để kết nối các không gian mở, điều hòa vi khí hậu và khuyến khích người dân trong khu đô thị đi xe đạp, đi bộ, có tác dụng tốt với môi trường.

b) Khu du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng sinh thái: Trong tổng thể không gian quy hoạch kiến trúc, ngoài việc tận dụng địa hình tạo ra các tầng bậc của kiến trúc thì việc bố trí các công trình điểm nhấn có khối tích, chiều cao công trình lớn, ở các nút giao thông, điểm cuối trục đường đô thị, các khu vực trung tâm,… cùng với việc tổ hợp các khu vực quảng trường, cây xanh, mặt nước tạo thành các điểm nhấn trong quy hoạch không gian du lịch văn hóa.


- Trục không gian văn hóa: Với trọng tâm là không gian văn hóa thờ vua Lê Thánh Tông, ý tưởng quy hoạch tái hiện lại con đường lịch sử với 3 không gian điểm nhấn chính. Bắt đầu từ quảng trường đón tiếp toàn khu được thiết kế theo hình dạng quy hoạch và hình khối công trình mang nét của kinh thành Thăng Long; từ không gian quảng trường Trống Đồng tiếp đến là tượng đài vua Lê Thánh Tông, được đặt trên ngọn đồi là cao điểm giữa thung lũng, tháp Thiền Định tạo điểm kết cho không gian dưới chân núi. Kết thúc của trục không gian văn hóa là không gian 3 đền thờ mà điểm đến cuối cùng là đền Thượng nằm cạnh Đá Bia.

- Không gian nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí: Không gian cảnh quan khu vực nghỉ dưỡng sẽ mang nhiều sắc thái với khu nghỉ dưỡng sang trọng, tiện nghi cảnh quan thiên nhiên đẹp bên cạnh cảnh vật mộc mạc, đơn sơ, đậm bản sắc văn hóa. Các mô hình vui chơi, nghỉ dưỡng bao gồm: Công viên giải trí, làng biệt thự nghỉ dưỡng, khu biệt thự 05 bán đảo và Làng nổi, biển hồ, khu nghỉ dưỡng trên núi) được bố trí hài hòa trong tổng thể khu vực.

- Sân gôn: Nằm trên khu vực đất trống hiện trạng (quy hoạch sử dụng đất không thuộc đất nông nghiệp) được quy hoạch sân tiêu chuẩn 18 lỗ đẳng cấp, bố trí tổ hợp câu lạc bộ 5 sao phục vụ cho sân gôn. Bao gồm các công trình: Nhà điều hành, khu nhà phát bóng, nhà hàng, spa nghỉ dưỡng, biệt thự sân gôn,... 5

- Tuyến cáp treo lên đỉnh núi Đá Bia: Xuất phát từ Đền Trình, tuyến cáp treo sẽ đưa du khách lên đỉnh núi Đá Bia, giúp người dân địa phương và du khách có cơ hội được tham quan địa điểm du lịch là biểu tượng của Phú Yên. Ngoài tuyến cáp treo, du khách có thể lên đỉnh núi Đá Bia bằng đường bộ với các bậc thang bê tông được cải tạo từ hiện trạng.

- Cầu kính: Công trình cầu kính nằm cạnh tảng đá Bia trên đỉnh núi, tự tạo sức hút riêng, được xây dựng hướng về phía Biển Đông, nhìn xuống vịnh Vũng Rô tạo ra sản phẩm du lịch ngắm bình minh trên đỉnh núi và phục vụ nhu cầu của du khách về việc chụp ảnh và điểm dừng chân


Xem thêm chi tiết quyết định:
















==================
CÔNG TY TNHH SÀN CỦA TÔI
Điện thoại: 082.377.8999 / 091.344.5558
Chuyên mục: ,

NHẬN XÉT & BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét